30 March 2015

Thư Mời Tham Dự Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Khối 8406

KHỐI 8406 VICTORIA




TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM
THƯ MỜI
THAM DỰ LỄ KỶ NIỆM 9 NĂM
NGÀY THÀNH LẬP KHỐI 8406
 
 
Kính thưa quý vị đại diện Cộng đồng, Tôn giáo, Hội đòan, Truyền Thông cùng qúy Đồng Hương
 
Khối 8406 – Victoria xin chân thành cảm tạ quý vị trong thời gian qua đã yểm trợ Khối chúng tôi.
 
Vào ngày Chủ Nhật 12 tháng 4 năm 2015, chúng tôi sẽ tổ chức Lễ Kỷ Niệm 9 năm ngày thành lập Khối 8406,
tại HAPPY RECEPTION, số 199 Union Road, Ascot Vale
bắt đầu từ 6 giờ 30 chiều.
Buổi lễ có sự đóng góp của Ban hợp ca Viễn Xứ, Nhóm vũ Âu Cơ và Hội Văn Hóa Nghệ Thuật.
 
Chúng tôi xin trân trọng kính mời quý vị cùng tham dự buổi lễ. Chi tiết xin liên lạc với Nguyễn Quang Duy điện thọai số 0411148525.
 
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý vị và rất mong được quý vị tiếp tục ủng hộ để đẩy mạnh công cuộc đấu tranh giải trừ cộng sản mang tự do dân chủ đến cho dân tộc chúng ta.
 
Melbourne ngày 30 tháng 3 năm 2015
Thay Mặt Khối 8406 – Victoria
 
 
Nguyễn Quang Duy
Thành viên Khối 8406

Kỷ Niệm 9 Năm Thành Lập Khối 8406


10 September 2014

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa - người tù bất khuất trở về trong chiến thắng

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa - người bị chế dộ CS kết án nặng nhất trong đợt trấn áp hồi năm 2008 sẽ ra tù vào ngày 11/9/2014, sau khi mãn hạn bản án 6 năm tù giam.

Nếu không có gì thay đổi, ông Nghĩa sẽ bị công an trại giam An Điềm (Quảng Nam) áp giải lên xe đưa về nhà riêng tại Hải Phòng để ‘bàn giao’ cho địa phương.

Theo bản án được tuyên vào năm 2009, nhà văn 65 tuổi này sẽ tiếp tục bị án quản chế 3 năm tại địa phương, một hình thức giam lỏng tại gia, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Nhà dân chủ tiên phong

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được xem là một trong những gương mặt tiên phong của Phong trào Dân chủ Việt Nam. Ông cũng là thành viên ban điều hành của khối 8406 - một tổ chức chính trị được thành lập vào năm 2006 góp phần mở ra những vận hội lớn đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sinh năm 1949, trong một gia đình được cho là có nhiều ‘truyền thống cách mạng’ tại Nghệ An. Từ năm 1967 - 1970, ông được đưa đi học ngành cơ khí tại Tiệp Khắc.

Trong thời gian này, các cuộc cải cách Mùa xuân Praha bùng nổ dưới chế độ cộng sản Tiệp Khắc đã dẫn đến những thay đổi lớn đối với ông, một người trước đó luôn tin vào chủ nghĩa cộng sản.

Sau khi về nuớc, ông làm vịệc cho một nhà máy cơ khí tại Hải Phòng và bắt đầu viết văn. Ngọn lửa đấu tranh vẫn tiếp tục cháy bỏng trong trái tim của người nhà văn đa cảm.

Nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ của ông đã đuợc xuất bản trong nước và được độc giả đón đọc. Nổi tiếng nhất là truyện ngắn "Hai Nửa Vỡ" và loạt bài phóng sự về người Việt lao động ở nuớc ngoài.

Không lâu sau, các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị cho là ‘nhạy cảm’ nên bị ngưng đăng tải.

Từ năm 2000, ông bắt đầu cuộc hành trình mới trên con đường đấu tranh, ông gửi các bài viết thể hiện quan điểm chính trị trên trang Talawas.

Năm 2006, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chínhh thức công khai tuyên bố tham gia vào cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Năm 2007, giữa lúc các cuộc đàn áp ngày càng gia tăng nhắm vào những người bất đồng chính kiến, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bất chấp nguy hiểm đã chính thức tham gia vào ban điều hành khối 8406 đại diện cho miền Bắc.

Kiên cường trước bạo quyền

Các năm 2007, 2008 là giai đoạn mà Phong trào Dân chủ Việt Nam bị đàn áp khốc liệt sau sự ra đời của khối 8406.

Hàng loạt những người đấu tranh bị đàn áp, bắt bớ trong giai đoạn này. Điển hình là vụ bắt Linh Mục Nguyễn Văn Lý (người sáng lập và thành viên Ban điều hành khối 8406), các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân... Đặc biệt là vụ mất tích bí ẩn của nhà họat động công đoàn Lê Trí Tuệ.

Hàng chục người đấu tranh khác tiếp tục bị lực lượng công an truy lùng và quản thúc tại nhà riêng.

Trong thời điểm này, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã phải đối mặt với những nguy hiểm lớn nhất trong cuộc đời. Cán bộ tổng cục tình báo quân đội (tổng cục 2) trực tiếp đến nhà riêng để đe dọa ông, họ nhắc lại vụ tai nạn bí ẩn nhắm vào nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ nhằm khiến ông khiếp sợ phải từ bỏ con đường đấu tranh.

Dù vậy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn tiếp tục tỏ ra kiên cường và bất khuất trước bạo quyền. Tên tuổi của ông liên tục được truyền thông nhắc đến bởi những hoạt động hết sức dũng cảm và hiệu quả, cùng với hai người cộng sự khác tại Hải Phòng là nhà đối kháng Vũ Cao Quận và cô Phạm Thanh Nghiên.

Khẩu hiệu do nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cùng những người bạn treo tại cầu vượt Lạch Tray - Hải Phòng hôm 16/8/2008.

Tháng 6 năm 2008, ba nhà hoạt động này đã viết đơn yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức cuộc biểu tình đòi hỏi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế vốn đang bị khủng hoảng.

Tất nhiên, yêu cầu này không được chấp thuận. Họ tiếp tục khiếu nại và khởi kiện. Việc làm này được đánh giá là một “sáng kiến táo bạo chưa từng có” vào giai đoạn đó.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không chỉ viết, mà ông còn là một người hành động. Ông xuất hiện trong hầu hết các hoạt động đường phố, đặc biệt là các cuộc biểu tình chống Trung cộng. Ông từng có mặt trong cuộc biểu tình yêu nuớc đầu tiên truớc đại sứ quán Trung cộng ngày 9 tháng 12 năm 2007.

Tháng 4 năm 2008 ông bi đánh và bị giam giữ trái phép nhiều ngày chỉ vì tham gia biểu tình ôn hòa chống Trung cộng rước đuốc Olympic qua lãnh thổ Việt Nam.

Người tù bất khuất

Ngày 11 tháng 9 năm 2008, ông bị bắt trong đợt đàn áp dữ dội nhắm vào giới đối laajo Việt Nam, cùng bị bắt với ông có nhiều nhà họat động nhân quyền khác như: Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên, Vũ Hùng, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Nguyễn Kim Nhàn, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Túc.

Tất cả những nhà hoạt động này sau đó đều bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nuớc CHXHCNVN” với những mức án tù nặng nề.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị án nặng nhất với mức án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.

Ông đã trải qua nhiều nhà tù với các lần bị biệt giam, bị kỷ luật vì những đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho tù nhân.

Trong thời gian bị giam ở trại 6, Nghệ An, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã phải trải qua một ca phẫu thuật trong bệnh viện. Cai tù đã trả thù ông bằng cách xiềng chân, xích tay ông khi ông vừa rời bàn mổ. Nhà văn đã phải tuyên bố chọn cái chết để phản đối hành vi vô nhân đạo này và cũng là để bảo vệ khí tiết của một trí thức yêu nước. Cán bộ trại giam sau đó đã buộc chấm dứt việc cùm chân ông trên giường bệnh.

Sau đó, bất chấp bị đe dọa, ông đã dũng cảm báo tin cho gia đình biết việc blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải tuyệt thực trong tù. Hành động này đã khiến ông bị công an trả thù, đánh đập, rồi bị chuyển đến một nhà tù xa hơn là trại An Điềm - Quảng Nam.

Trở về trong chiến thắng

Sau hơn 6 năm chịu cảnh tù đày khắc nghiệt, sức khỏe của nhà văn 65 tuổi này đã ngày càng trở nên kiệt quệ.

Bên ngoài, gia đình ông liên tục bị công an đàn áp, trả thù. Hồi tháng 4/2014, con trai ông Nghĩa là anh Nguyễn Thanh Thuỷ đã bị cấm xuất cảnh sang Mỹ mà không có lý do.

Vì sự can đảm và những đóng góp lớn lao cho phong trào dân chủ Việt Nam, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã được trao nhiều giải thưởng cao quý của quốc tế như:

- Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Human Rights Watch.

- Năm 2013, Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập (ICPC) tại Hongkong trao giải thưởng 'Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba'.

Hôm nay, ngày 11 tháng 9, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ trở về  sau 6 năm bị đầy đọa qua nhiều nhà tù từ suốt miền Bắc tới miền Trung. Ông đã già đi 6 tuổi và sức khỏe cũng đã xấu đi rất nhiều.

Chắc chắn một điều, dù phải đối mặt vơi hình thức giam lỏng tại nhà 3 năm nữa thì với tinh thần bất khuất, ông sẽ tiếp tục đóng góp cho công cuộc tháo gỡ độc tài và thiết lập dân chủ cho Tổ quốc Việt Nam.

Danlambao xin được chúc mừng sợ trở về trong chiến thắng về của người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa.

Danlambao

Tại sao chúng ta không kêu gọi hoà giải hoà hợp?


Gần đây, một vài cuộc tranh luận về chủ trương hòa hợp hòa giải đã tạo sự chú ý của dư luận cùng với việc nhiều nguời chuẩn bị mang  phái đoàn thương mại về Việt Nam. Những lời kêu gọi trên, thật ra, không lạ lẫm gì với nguời Việt hải ngoại. Truớc đây, đã có nhiều nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, chính trị gia đã từng lên tiếng trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề này và đã có rất nhiều nguời đã mang tiền về Saigon, Hà Nội… xin môn bài làm, ăn. Số nguời thành công lớn hay thất bại thê thảm đều được báo chí tường thuật. Còn những nguời khác thuộc nhóm kinh tài cho Hà Nội đang âm thầm tung hoành trên đất Mỹ, mở chợ, mở dịch vụ chuyển tiền, du học, du lịch… Người tị nạn có thể nghe giọng nói đặc biệt của "các đồng chí" đang chỉ tay năm ngón, và đồn đại chợ này của Phan văn Khải, chợ kia thuộc "nón cối", hoặc chỉ suy luận cũng đủ biết sự hiện diện của Cộng Sản ở khắp nơi. Tuy nhiên, thực tế phũ phàng, những nguời chống Cộng đã phải chấp nhận Luật chơi "Dân Chủ" ở đất Tự Do, trọng Pháp luật này nên không thể làm gì khác hơn là lẳng lặng tẩy chay, không đến, không mua, không giao thiệp với những cơ sở mà nguời ta nói là kinh tài ấy, nhưng cũng có một số nguời vẫn cứ đến vì nhu cầu buôn bán.

Việc Hòa giải Hòa hợp, như mọi vấn đề tranh luận khác, có những điểm thuận và những điểm không thể chấp nhận:

A-BIỆN LUẬN CỦA NHỮNG NGƯỜI MUỐN HÒA HỢP HÒA GIẢI:

Để giải thích cho lời kêu gọi Hòa Hợp này, những nguời chủ trương thường dựa trên vài điểm thuận lợi như sau:

1-Chiến tranh đã chấm dứt lâu rồi, hiện nay đang hòa bình, không nên nhắc lại chuyện cũ. Nên quên hẳn ngày 30 tháng 4, coi như không xẩy ra bao giờ để nhìn về đất nước đau thương, đang cần hàn gắn, mà mau về xây dựng quê cha đất tổ. Yêu thương tốt hơn là hận thù mãi.

2-Thế kỷ hai muơi mốt là thế kỷ của Toàn cầu Hóa, nếu không nhanh chân cải tiến, sẽ tụt hậu với thế giới.

3-Người trong nước đang trông chờ chúng ta mang kiến thức về giúp đỡ họ.

4-Kẻ thù của dân tộc bây giờ là Đói, Nghèo, Lạc Hậu, không phải Cộng Sản.

5-Chế độ bây giờ đã cởi mở nhiều lắm. Nguời Cộng Sản rất tử tế, chỉ cần đừng nói chuyện chính trị là tha hồ yên ổn mà làm ăn. Không có ai theo dõi và bắt nạt Việt kiều nữa.

6-Cả hai miền Nam Bắc đều là nạn nhân của chiến tranh. Thôi, hãy quên đi quá khứ đau buồn, anh em cùng bắt tay làm lại cuộc đời…

7-Chế độ Cộng Sản nhất định sẽ chuyển biến, nếu nguời hải hoại không biết nắm lấy thời cơ, để cho những tổ chức xấu len chân vào thì mất cơ hội.

8-Tôi chỉ về nước để làm văn hóa, chứ không làm chính trị.

9-Tôi về để hát cho dân tôi nghe.

B-THỰC TẾ SAI LẦM:

Nhìn kỹ vấn đề, chúng ta sẽ thấy những lý do để kêu gọi Hòa hợp Hòa giải của những "Việt kiều yêu nước" là sai lầm nghiêm trọng qua cả ba phương diện: quan niệm bình dân, quan niệm thuần lý, và thực tiễn kinh nghiệm.

1-Quan niệm bình dân: Khi một nguời bị kẻ hàng xóm dùng sức mạnh xông vào chiếm lấy tài sản, phải bỏ nhà, bỏ cha mẹ, anh em mà chạy thoát thân, nguời đó là nạn nhân của một vụ cướp đoạt. Khi nạn nhân đó lên tiếng cầu hòa với kẻ cướp, xin cho trở về nhà để chia xẻ làm ăn, nạn nhân đó lại là kẻ không tự trọng,  van xin, cầu cạnh. Khi nạn nhân đó nhân danh tình nguời để xin cho vào nhà đưa thuốc cho bà con còn kẹt lại trong nhà, nạn nhân đó là nguời không hiểu sự việc. Nếu nạn nhân đó lại đề nghị với kẻ cướp cho về cùng điều hành, cùng cai trị, quản lý việc nhà, nạn nhân đó là kẻ mê sảng. Trường hợp người Việt Nam di tản, chạy nạn Cộng Sản còn thê thảm hơn. Bao nguời đã phải liều thân rừng sâu, núi thẳm, sông ngòi, biển cả, để chạy thoát cho được họa tù ngục, xử lý. Ngàn nguời khác phải nhắm mắt nghiến răng nhìn mẹ, vợ, em gái, nguời yêu bị hãm hiếp trước mặt mình, phải che tai để khỏi nghe tiếng kêu cứu tuyệt vọng, tiếng la hét kinh hồn của những nguời sắp chết. Hàng vạn kẻ khác nữa chứng kiến cảnh hải tặc Thái lan, công an Cộng Sản, lính Cam bốt, cướp biển Mã lai giương súng bóp cò liên thanh cho những thân hình thân quen chìm sâu trong lòng biển cả. Hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức đã bị nhốt vào ngục tù, tẩy não, khổ sai. Hàng triệu nguời lưu vong còn hàng đêm mê thấy những ngày đói khổ, hãi hùng, chỉ vì chạy loạn Cộng Sản… Nhà cửa, ruộng vuờn vẫn còn trong tay kẻ chiếm đoạt, thân nhân vẫn nằm trong tù. Nay lại kêu gọi xin nguời Cộng Sản cho về "hòa hợp" chẳng khác gì mất lý trí. Xin về kiếm ăn thì còn được phép vì kẻ cầm quyền không mất vốn lãi gì, chỉ có được lợi về thuế và tham nhũng, nhưng xin về để giữ chức chưởng, nắm bộ này, chỉ huy bộ kia, thậm chí mong làm Thủ Tướng như có kẻ đã mơ tưởng thì thật là mê sảng, điên rồ.

Nguời Cộng Sản, khi thấy những kẻ bon chen như vậy, nhất định phải nổi nóng. Công trạng bao năm chiến tranh chưa hưởng đủ, giờ lại có kẻ ở nước ngoài, no cơm ấm cật, mưu định "áo gấm về làng", dành chỗ thu lợi, hất cẳng tranh phần, thử hỏi nếu không gài cho xe đụng chết, cho cướp đâm lòi ruột, cũng phải làm cho thân bại danh liệt mới hả lòng! Trường hợp Việt kiều "biết điều chung góp" thì nguời Cộng Sản chỉ nhẹ tay đôi chút, chứ không thể tha thứ. Hơn nữa, một khi Việt kiều muốn về nổi đình nổi đám mà lại ở thế "hạ phong" thì nhất định phải lạy lục van xin, kẻ cầm quyền tha hồ tung hứng. Việt kiều lúc đó chỉ là quả banh cho các chuyên viên nhồi qua nhồi lại cho đến khi hết tiền thì một là "tù", hai là mất mạng, ba là bị đuổi về ngoại quốc.

Nhiều kẻ nói "hãy quên quá khứ đi! Chuyện xưa tích cũ không nên nhớ, chỉ hướng về tương lai thôi! Nhớ làm chi cho khổ sầu triền miên!" Thật  đúng là nhớ nhiều chỉ khổ não, nhưng, thực tế, thân phận một con nguời lại gồm ba giai đoạn: quá khứ, hiện tại, và tương lai. Thiếu một trong ba yếu tố trên, con nguời không còn là Nguời Sống nữa mà là Nguời Chết! Hơn nữa, nếu đã có lúc đến trường học, chắc đã phải học qua môn LỊCH SỬ. Mà, Lịch Sử lại chỉ gồm toàn Quá Khứ!

Quá Khứ của bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có những giai đoạn anh hùng và những khúc quanh bại liệt, đáng xấu hổ. Ngoài những giai đoạn hưng thịnh, làm cho giặc ngọại xâm khiếp hãi, Nước Việt Nam chúng ta có nhiều thời kỹ kém cỏi: nô lệ, phục tùng xâm lăng, chia cắt, tranh chấp nồi da xáo thịt, mà có lẽ giai đọan đau đớn nhất là thời gian vừa qua. Nhưng đau đớn không phải lý do để cố xóa bỏ những năm tháng đó bằng cách tự lừa gạt mình. Kẻ có gan tự lừa mình nhất định sẽ lừa thiên hạ. Dù cho kẻ đó có danh vọng thế nào chăng nữa cũng chỉ là kẻ đáng xa lánh, hoặc đáng khinh bỉ.

2-Quan niệm thuần lý:  Lý thuyết Cộng Sản từ xưa vẫn chủ truơng "chuyên chính vô sản", đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa Tư bản. Cũng xuất phát từ chủ nghĩa này, mọi quyền Tự do căn bản của nguời dân đều phải đặt duới quyền kiểm soát của chính quyền mà đại diện là Đảng Cộng Sản. Bởi vậy, ngay từ khi sinh ra, một con nguời mới đã trỏ thành một con số đặt duới quyền điều động của đảng cầm quyền, rồi đi học, lập gia đình, làm việc, rồi chết…tất cả mọi sinh hoạt của con nguời đó phải lệ thuộc vào ý định của Đảng. Nguời dân không có quyền tự bảo vệ mình một khi không tuân theo lệnh của Đảng, không nói gì đến việc đối lập với Đảng. Đảng có toàn quyền giới hạn đi lại, tụ họp, phát biểu, ngôn ngữ, hành động. Trước mặt nhân dân là Công An, Quân Đội. Sau lưng nhân dân là nhà tù, là pháp trường, là những nơi lưu đầy biệt tích mà con nguời rơi vào đó sẽ mất tăm như giọt nước rơi vào trong ly nước.

Duới chế độ Cộng Sản, không có luật pháp hiến định. Không có Luật Thuơng Mại, Luật Dân Sự, Luật Hành Chánh, chỉ có Luật Hình Sự do đảng tự đặt ra và bắt dân tuân thủ. Luật sư là những con bù nhìn của chế độ, chỉ nói cho có lệ vì trình độ của Chánh án nhiều khi thấp hơn thư ký. Có những Chánh Án mới đi học cấp Ba bổ túc tại chỗ. Do vậy, mà khi những con nguời Việt kiều quen tự do trở về chắc chắn sẽ trở thành những nhân vật đối kháng nếu không biết uốn mình theo cung cách của một người dân quen bị đàn áp, lưng còng, cổ cò, tay luôn giơ ra trước mặt. Trường hợp thứ nhất, nếu bị bắt vì ham làm giầu thì cả hải ngọai cuời chê, trường hợp thứ hai, tự mình làm nhục mình. Cả hai trường hợp đều đi đến chỗ mất nhân cách.

Mấy năm gần đây, vì muốn lôi kéo Việt kiều mang tiền về, nên nhà cầm quyền đã nới lỏng vài phần sự theo dõi ráo riết, đã ra một vài điều luật khích lệ nguời về quê, nhưng bản chất của họ không bao giờ thay đổi. Họ chỉ kêu gọi Việt kiều chuyển ngân làm thương mại chứ chưa hề mời ai về làm chính trị! Tự Do là Nước, Độc Tài là Lửa. Lửa chỉ chịu thua nước khi nước mạnh, lửa sẽ làm nước bốc hơi khi không đủ nước. 

Viết đến đây, nhiều nguời ngây thơ  sẽ lại hỏi: "Như vậy thì mãi mãi dân tộc mình không hòa hợp được ư? Mãi mãi hận thù sao?"  Không hẳn như thế. Ý niệm Hòa Giải Hòa Hợp là điều mà phần đông những nguời có lòng tha thiết với đất nước rất muốn đạt tới, không một ai muốn bắn hết, giết hết nguời Cộng Sản, dù họ đã thủ tiêu, đã cho "mò tôm", đã giết không biết bao nhiêu nguời từ 1930 tới nay. Nhưng Hòa Giải hòa Hợp như thế nào mới hợp lý?

  Trước hết, phải chính người đã gây ra hận thù (Đảng Cộng Sản) xin Hòa giải với nạn nhân, chứ không phải Nạn nhân xin hòa giải với kẻ gây hận. Nếu có việc hòa giải, việc này lại phải được ưu tiên thực hiện với tám muơi triệu đồng bào trong nước là những nạn nhân trực tiếp, liên tục trong suốt mấy chục năm qua, sau đó mới đến nguời hải ngoại. Bởi vậy, trong khi Đảng cầm quyền chưa hòa giải với nguời trong nước mà người hải ngoại đã mong hòa hợp với Đảng cầm quyền thì chỉ là ước mơ của kẻ thời cơ chủ nghĩa, thấy tình thế có vẻ thuận lợi liền xung phong đi "cắm dùi". Ngòai ra, nếu có trường hợp Đảng cầm quyền muốn nói chuyện với Việt kiều, chắc chắn họ sẽ chọn nguời có uy tín, có tài năng tại hải ngoại, được đồng hương thuơng mến, (có thể là nguời lãnh đạo cộng đồng) để có thể kết hợp cả hai nơi, nhất định không mời kẻ đã bị đồng hương tẩy chay, khinh rẻ. Vì một khi đã mất tư cách với hai triệu nguời di tản, dứt khoát không có tư cách với bẩy chục triệu nguời còn lại. Một khi đã bất tài với một cộng đồng nhỏ bé, không thể chứng tỏ có tài với cả một dân tộc. Những kẻ kêu gọi hòa hợp một chiều này có lẽ nghĩ rằng họ sẽ dựa vào bằng cấp, tài sản, và sự giao thiệp rộng rãi. Nhưng, Bằng cấp cao không  đồng nghĩa với tài đức. Tài sản lớn không đồng nghĩa với lương tâm, trách nhiệm lớn. Một vài nhóm nguời không đồng nghĩa với một lực lượng đủ thế lực xoay chuyển đại cuộc. Ở trong nước còn hàng ngàn nguời dư tài dư đức đang ẩn nấp đâu đó, cần chi đến những kẻ áo mũ xênh xang ở nước nguời? Đảng Cộng Sản chỉ độc tài, tham lam chứ không điên mà phải nhờ đến những phong trào, những cá nhân có cùng chí huớng tham danh, hám lợi, thiếu cả những tri thức căn bản ở hải ngoại để làm chuyện đổi mới. Những nguời đòi Hòa giải một chiều đó đã không nhìn thấy mấu chốt của vấn đề.

3-Thực tế kinh nghiệm: Đảng và Chính Phủ Cộng Sản luôn thay đổi lập trường xử dụng nhân lực, không xử dụng những nguời không phải Đảng viên và không tin những Đảng viên có chiều huớng dung hòa hay đổi mới. Nếu có kết hợp, chỉ là kết giao tạm, sau đó là bỏ rơi hoặc thủ tiêu. Không nói gì đến lịch sử xa xưa mà chỉ nhìn ngay trước mắt. Sau 1975, những người thuộc Mặt trận Giải Phóng, từng vào sinh ra tử, bỏ hết gia đình, tài lộc vào bưng biền chống lại chế độ Dân Chủ miền Nam, đã bị bỏ phế chỉ vì không phải Đảng viên chính thống. Luật sư Nguyễn hữu Thọ, một chính trị gia tên tuổi lớn trên nhiều quốc gia, sau 1975, đã giữ chức vụ vô thưởng vô phạt, ngồi chơi xơi nước. Huỳnh tấn Phát chiến đấu như một anh hùng của Mặt trận, đã chết trong bất mãn. Nguyễn thị Bình, nguời ký bản Hiệp định Paris, sau chiến thắng,  giữ một Bộ chẳng ảnh hưởng gì đến chính trị. Nguyễn thị Định, Phó Tư Lệnh Mặt Trận, một nữ anh thư cầm súng chiến đấu quên mình, nay chỉ là một bà chuyên lo chuyện phụ nữ. Lý quý Chung, Nguyễn chánh Trung, Dương quỳnh Hoa, cả Ngô bá Thành, những nguời góp tay phá chế độ cũ dữ dội, nay buông thả cuộc đời trong những công việc kiếm cơm. Huỳnh tấn Mẫm, đã vào tù ra khám, bị tra tấn mờ nguời, giờ chỉ lo bảo vệ cho bà vợ buôn thuốc phiện lậu. Dân biểu Ngô Công Đức, hãnh diện với tờ báo Tin Sáng sau 75, nhưng chỉ được ít lâu, thì nhận được thư cám ơn:"Nhiệm vụ chính trị đã chấm dứt, nay đóng cửa tờ báo." Tướng Đinh đức Thiện. Trần Bình, Chu Huy Mân, Chu văn Tấn… khi chiến đấu thì đuợc Bác ôm hôn thắm thiết, sau đó thì tên tuổi mờ dần đến khi chết. Hơn muời Tướng tá chết trong vụ nổ máy bay ở Lào giờ vẫn chưa điều tra ra thủ phạm. Riêng Anh Hùng Điện biên Phủ Võ Nguyên Giáp, vị Tướng nổi tiếng khắp thế giới, có bao nhiêu năm ôn lại kỷ niệm cay đắng với câu đồng dao của chính những nguời dân mà ông ta từng bảo vệ:"Ngày xưa Đại Tướng cầm quân, Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em!" Chức vụ đau đớn nhất mà ông phải nhận là Phó Thủ Tướng đặc trách sinh đẻ có kế hoạch!

Như thế, những nhóm nguời chỉ có chút đỉnh công lao là thảo một vài lá thư, tiếp đón một phái đoàn, chiêu đãi ông Đại Sứ, chi tiêu ăn ở mất vài ngàn đôla, viết bài ca tụng Đảng, hoặc tổ chức kinh tài cho Đảng không thể nào so sánh với công trạng của cả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và nhất định không có chổ đứng trong chính giới tương lai. Chức vụ Bộ Trưởng, Thủ Tướng của Đảng Cộng Sản không thể nào lại quá rẻ đến như vậy.

Nguời Việt tị nạn, tuy vẫn mang trong lòng một mối hận cho đến khi nhắm mắt, mối hận mất quê hương, mất mồ mả tổ tiên, mất nơi chôn rau cắt rốn, mất tiếng sáo diều, mất con trâu uể oải, mất bụi tre già, mất bạn bè, và trên hết là mất đất đứng, nhưng không vì thế mà căm thù người Cộng Sản chỉ vì họ là người Cộng Sản. Việt Cộng cũng máu đỏ da vàng, cũng cùng tiếng gọi: "Cha, mẹ, quê hương…" chỉ khác tư tưởng và hành động. Người tị nạn, vì bất lực bởi hoàn cảnh, môi trường, không thể đem quân về giải phóng quê hương, chỉ còn biết chờ mong một thời điểm nào đó, một áp lực nào đó, một đổi thay nào đó khiến nguời Cộng Sản phải sám hối, từ bỏ đặc quyền đặc lợi đã bao lâu nay chiếm giữ bất hợp pháp, mà xin Hòa Hợp Hòa Giải với chính dân tộc của mình. Như Liên Xô, như Đông Âu, như Bắc Hàn. Lúc đó, chính những nguời Hòa hợp Hòa giải mới là Anh Hùng. Như Gorbachev đã một thời là anh hùng của cả Liên Xô vậy.

Chu Tất Tiến.

31 August 2014

V/V CỘNG SẢN VIỆT NAM TRIỆT HẠ CHÙA LIÊN TRÌ

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
TUYÊN BỐ VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TRIỆT HẠ CHÙA LIÊN TRÌ
Kính gởi:

- Chức sắc và tín đồ các Tôn giáo tại Việt Nam.

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Đồng kính gởi:

- Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo.

- Các Chính phủ dân chủ năm châu, các Tổ chức nhân quyền quốc tế, các Cơ quan báo chí hoàn vũ.

Ngày 18-08-2014, nhà cầm quyền phường An Khánh, quận 2, thành phố Sài Gòn đã gởi đến Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện trưởng kiêm Tổng ủy viên Từ thiện Xã hội thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, một “Thư mời” mang tính triệu tập cùng bản “Phụ lục đính kèm” (không có nơi phát hành, không ghi người hữu trách, không dẫn căn cứ pháp luật) về kế hoạch giải tỏa, san bằng Chùa Liên Trì (thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm) mà Hòa thượng đang là Viện chủ. Theo “Phụ lục đính kèm” với lời lẽ đe doạ sẽ “thực hiện biện pháp hành chính để thu hồi…” thì lệnh cưỡng chế, giải tỏa Chùa Liên Trì sẽ được tiến hành từ ngày 08 tháng 9 sắp tới.

Trả lời thái độ cường quyền này, Hoà thượng Thích Không Tánh đã có thư phúc đáp đề ngày 21-08-2014 với hai đề nghị và hai tuyên bố. Đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ủy ban Nhân dân thành phố “ngưng cho công an canh gác, cô lập, sách nhiễu, áp chế Chùa Liên Trì”, cũng như phải “tôn trọng Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng, Nhân quyền mà đình chỉ việc giải toả Chùa Liên Trì nhằm lấy đất đầu tư kinh doanh…”. Tuyên bố không nhận số tiền 5.418.076.120 đồng của UBND Quận 2 nhằm “giải toả triệt tiêu Chùa Liên Trì” cũng như sẽ “tổ chức tuyệt thực và cầu nguyện cho Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng, Nhân quyền Việt Nam…”

Trước sự kiện này, trong tinh thần hiệp thông tôn giáo và ý thức bảo vệ lẽ phải, Hội đồng Liên tôn Việt Nam tuyên bố như sau:

1- Khu đô thị mới Thủ Thiêm (rộng 930ha, trong đó tọa lạc Chùa Liên Trì) từ mấy chục năm qua được giới đầu tư kinh doanh bất động sản xem là “vùng đất vàng”. Cũng bởi tính chất gợi lòng tham ấy, công cuộc giải tỏa 15 ngàn hộ dân và cơ sở tôn giáo trong khu vực này - với lối thu hồi kiểu ăn cướp và cách bồi thường kiểu giết dần mòn- đã kéo dài quá lâu, làm phát sinh rất nhiều cuộc khiếu kiện (11 ngàn đơn đã nộp), gây ra rất nhiều vụ cưỡng chiếm bạo hành và còn dẫn đến nhiều nhiều án tù đày lẫn nhiều cái chết thương tâm của dân oan mất đất tuyệt vọng. Công luận từ lâu đã cho dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm là vụ án cướp đất tàn bạo nhất tại VN dưới chế độ cộng sản, được phối hợp thực hiện bởi những cái gọi là “ủy ban nhân dân”, “tòa án”, công an, côn đồ và đảng ủy.

2- Là một trong ba cơ sở tôn giáo còn sót lại nơi vùng đất sờ đâu cũng thấy tiền này (trong đó có nhà thờ Công giáo Thủ Thiêm và dòng Mến Thánh Giá, cả hai đã quyết không di dời dù bị cưỡng bức, riêng cơ sở của Hội thánh Tin lành Mennonite thì từ lâu đã bị xóa sổ), Chùa Liên Trì đang là nạn nhân mới nhất của mưu đồ tối đa hóa lợi nhuận cho các nhóm lợi ích lẫn mưu đồ tối thiểu hóa hoạt động “chống phá” của một tu sĩ Phật giáo như Hòa thượng Thích Không Tánh (vốn đã 3 lần bị tù bởi chế độ với tổng án 16 năm trời).

Thật vậy, từ lâu, trong tư thế Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng đã biến Chùa Liên Trì làm cơ sở thực hiện Đại Bi Tâm của Phật tử, thường xuyên tổ chức các buổi cứu tế cho người nghèo khổ, già yếu, tật bệnh và nhất là anh em Thương binh Việt Nam Cộng Hòa, một thành phần bất hạnh mà cho đến tận hôm nay, chế độ và nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục căm thù, áp bức, kỳ thị, đẩy ra ngoài lề xã hội.

Kể từ đầu năm nay, Chùa Liên Trì lại nhiều lần mở rộng cửa từ bi để trở thành nơi sinh hoạt hàng tháng cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập, đối tượng của một trong 14 điều cam kết mở rộng của nhà cầm quyền Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 10 năm ngoái. Thế nhưng, vài cuộc sinh hoạt dân sự gần nhất đã phải đối mặt với hàng rào nhân viên an ninh vây bọc và những đống đá choán đổ gần hết con đường độc đạo dẫn vào chùa mà xe hơi không thể qua được. Đúng là ngôi chùa và vị viện chủ của nó đã trở thành cái gai trong mắt một nhà cầm quyền độc tài chưa bao giờ chấp nhận các tổ chức dân sự độc lập, và một nhà cầm quyền vô thần đấu tranh mãi mãi không đội trời chung với các tổ chức tôn giáo độc lập.

3- Vì đã hiện diện tại Thủ Thiêm hơn nửa thế kỷ nay, tỏa ánh đạo vàng từ bi hỉ xả cho nhân dân bản địa, Chùa Liên Trì do đó vẫn có quyền tồn tại và phải được tồn tại nơi khu đô thị mới này, vốn theo kế hoạch là một khu cư dân chứ không phải khu quân sự hay khu công nghiệp. Mà dân thì nơi nào cũng cần cơ sở tôn giáo, nên không cần và không thể giải tỏa chùa (cũng như mọi cơ sở của các giáo hội). Nếu làm như thế là cản trở và chà đạp trắng trợn nhu cầu tôn giáo của nhân dân!

Thế nhưng, dù hai năm trước đây, ngày 17-9-2012, Hòa thượng Thích Không Tánh đã viết thư gửi Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam yêu cầu không giải tỏa chùa Liên Trì, nay họ vẫn nhất định xóa sổ cứ điểm tâm linh đó và xem ra lần này quyết thực hiện cho kỳ được. Phải chăng để có thể ung dung làm điều tội lỗi, thậm chí tội ác, mà không sợ sự quấy rầy của tôn giáo (như tại các khu đô thị cư dân bên Tàu cộng và Hàn cộng)? Phải chăng để có thể tiếp tục phá hủy truyền thống đạo đức văn hóa dân tộc như họ đã và đang làm hơn nửa thế kỷ nay?

4- Cùng với Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quốc nội lẫn hải ngoại, cùng với bao nhiêu tiếng nói của cá nhân và tập thể trong nước lẫn ngoài nước, người Việt lẫn người ngoại quốc, Hội đồng Liên tôn cực lực phản đối kế hoạch phá hủy Chùa Liên Trì, cướp bóc đất Liên Trì của nhà cầm quyền Cộng sản, cũng như hoàn toàn ủng hộ các đề nghị và tuyên bố của Hòa thượng Viện chủ. Nhà cầm quyền độc tài và vô thần đừng tưởng muốn làm gì -dù trái đạo lý, nghịch lòng dân, vô pháp luật- trên đất nước này thì làm. Hãy dừng bàn tay tội ác, đừng dại chuốc lấy quả báo khủng khiếp cho mình, đừng gây thêm khổ đau vô vàn cho Dân tộc này nữa!

5- Chúng tôi cũng kính mong các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan báo chí, các cộng đồng người Việt khắp nơi, đặc biệt ngài Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự tôn giáo hay tín ngưỡng, hãy lên tiếng phản đối, tìm cách ngăn chặn việc làm phi tôn giáo, phi nhân quyền của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Sự tồn vong của Chùa Liên Trì cũng là sự tồn vong của tôn giáo, sự tồn vong của những giá trị tâm linh, sức mạnh tinh thần vốn rất cần thiết cho một Việt Nam đang từng ngày bị băng hoại bởi chủ nghĩa và chế độ duy vật vô thần, độc tài toàn trị.

Làm tại Việt Nam ngày 30 tháng 8 năm 2014

Hội đồng Liên tôn Việt Nam:

- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593).

- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật Giáo (đt: 0165.6789.881)

- Thượng tọa Thích Viên Hỷ, Phật Giáo (đt: 0937.777.312).


- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công Giáo (đt: 0984.236.371)

- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công Giáo (đt: 0935.569.205)

- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công Giáo (đt: 0993.598.820)


- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài (đt: 0163.3273.240)

- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài (đt: 0988.971.117)

- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài (đt: 0988.477.719)


- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)

- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)

- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)

- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838.7716)

- Mục sư Đinh Thanh Trường, Tin Lành (đt: 01202352348)

- Mục sư Đinh Uy, Tin Lành (đt: 01635847464)

- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)

- Ông Tống Văn Chính, PGHH (đt: 0163.574.5430)

- Ông Lê Văn Sóc, PGHH (đt: 096.419.9039)

04 August 2014

PHẢI CÔNG BỐ CÁC THỎA THUẬN Ở THÀNH ĐÔ CHO NHÂN DÂN BIẾT

Nguyễn Đăng Quang

Cách đây 24 năm, ngày 3 và 4/9/1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Tham dự cuộc gặp, phía TQ, dẫn đầu là Giang Trạch Dân - TBT Đảng CSTQ, và Lý Bằng - Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa. Dẫn đầu đoàn VN là Nguyễn Văn Linh - TBT Đảng CSVN và Đỗ Mười, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng Chính phủ) nước CHXHCN Việt Nam. Thành viên thứ ba của đoàn VN là Phạm Văn Đồng - Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tháp tùng đoàn VN đến Thành Đô có 3 cán bộ cấp cao là Hồng Hà - Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Hoàng Bích Sơn - Trưởng Ban đối ngoại Trung ương và Đinh Nho Liêm - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Trên chuyên cơ đưa đoàn VN từ sân bay Nội Bài đi Thành Đô còn có cả Trương Đức Duy - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền TQ tại VN. Song điều đặc biệt đáng chú ý là Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch không có tên trong danh sách tham dự cuộc họp này.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh này tại Thành Đô, hai bên đã ký kết một văn bản thỏa thuận gọi là "Kỷ yếu Hội nghị" để chính thức bình thường hóa quan hệ hai nước và cùng nhau thực hiện những thỏa thuận vừa đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng và hai Nhà nước. Cuộc gặp thượng đỉnh này cũng như nội dung thỏa thuận của Hội nghị Thành Đô từ đó cho đến nay vẫn luôn nằm trong bí mật và cho đến tận hôm nay - mặc dù 24 năm đã qua - nó vẫn chưa được chính thức công bố cho nhân dân VN cũng như các nước liên quan và cộng đồng quốc tế được biết!

Hội nghị Thành Đô diễn ra trong bối cảnh quốc tế như thế nào?

Trước hết không thể không nói là cuộc thảm sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngày 4/6/1989. Gần 2 tháng trước đó, từ giữa tháng 4/1989, hàng ngày có hàng chục ngàn, có hôm lên đến cả trăm ngàn sinh viên và thanh niên thay nhau tổ chức biểu tình ngồi và nằm để chiếm quảng trường Thiên An Môn. Họ giương cao các khẩu hiệu chống tham nhũng, ủng hộ cải cách và đòi tự do, dân chủ. Với bản chất khát máu và phi nhân tính, thay vì đối thoại để có một giải pháp ôn hòa, nhà cầm quyền TQ đã sử dụng lực lượng quân đội với hàng trăm xe tăng mờ sáng ngày 4/6/1989 tràn vào quảng trường Thiên An Môn tàn sát dã man người biểu tình trong tay không một tấc sắt và là đồng bào ruột thịt của mình! Xe tăng nghiền nát hàng ngàn thanh niên sinh viên, máu chảy lênh láng khắp quảng trường! Cả thế giới bàng hoàng! Mỹ và phương Tây cùng các nước tiến bộ trên toàn thế giới đồng thanh lên án, tố cáo, trừng phạt và cô lập Trung Quốc. Nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa kể từ khi thành lập (1949) đến nay chưa khi nào lại bị thế giới nguyền rủa và cô lập như lúc này. Đây là vết nhơ ngàn đời khó rửa đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc!

Ngoài ra, một sự kiện lịch sử không thể không nói, đó là hàng loạt các ĐCS và hệ thống XHCN nối tiếp nhau tan rã và sụp đổ ở Đông Âu. Bắt đầu từ cuối năm 1989 cho đến đầu năm 1990, chế độ XHCN ở 6 nước cộng sản Đông Âu lần lượt và dồn dập sụp đổ: Đầu tiên là Ba Lan (6/1989), tiếp đến là Hungary (10/1989), rồi đến Đông Đức (11/1989), tiếp theo là Tiệp Khắc (12/1989), sau đó là Rumani (12/1989), và tiếp đến là Bulgary(1/1990). Muộn hơn là Albany (3/1991), rồi đến Nam Tư (6/1991) và cuối cùng là Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tức Liên Xô (19/8/1991). Chỉ trước đấy không lâu, vào đầu tháng 10/1989, lãnh đạo các ĐCS và các nước XHCN “anh em” còn tụ tập nhau ở Berlin để cùng nhau tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức (7/10/1989) và bàn việc bảo vệ, giữ vững chế độ XHCN trên thế giới. Đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Văn Linh dẫn đầu sang Berlin tham dự lễ kỷ niệm này, nhưng chỉ đúng một tháng sau khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ sụp. Erich Honecker - TBT Đảng kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHDC Đức - bị lật đổ. Còn lãnh tụ Nikolai Ceaucescu của Đảng và Nhà nước Rumani, sau khi dự lễ kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi trở về Bucarest ông còn kịp tổ chức "thành công" Đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản Rumani (cuối tháng 11/1989) và tất nhiên ông được bầu lại làm TBT thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa! Nhưng chỉ một tháng sau - ngày 20/12/1989 - khi vừa chân ướt chân ráo về đến thủ đô Bucarest sau 2 ngày đi thăm chính thức nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thì Ceaucescu bị truy bắt, cả 2 vợ chồng phải chạy trốn khỏi thủ đô và sau đó đều bị bắt và bị một tòa án quân sự tuyên tử hình về tội diệt chủng và tham nhũng, rồi cả hai nhanh chóng bị mang ra hành quyết vào rạng sáng ngày 25/12/1989. Theo cuốn hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" của nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ thì Nikolai Ceaucescu "là người trong thời gian ở Berlin xem ra tâm đầu ý hợp với TBT Nguyễn Văn Linh trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp XHCN thế giới đang lâm nguy". Nhiều nguồn tin khác còn nói chính trong lần gặp nhau ở Berlin này, hai vị lãnh đạo của Việt Nam và Rumani đã đồng ý là năm sau (1990) sẽ cùng đứng ra đồng tổ chức một cuộc Hội nghị toàn cầu các đảng cộng sản và công nhân nhằm xiết chặt đoàn kết và khẳng định xu thế tất thắng của Chủ nghĩa Xã hội trên phạm vi toàn thế giới! Những sự kiện dồn dập nói trên ở Đông Âu nối tiếp xảy ra chỉ trong vòng không đến một năm khiến TBT Nguyễn Văn Linh và Lãnh đạo Đảng VN bồn chồn và vô cùng lo lắng, đứng ngồi không yên!

Nắm bắt được tâm trạng hoảng hốt, lo lắng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN và biết chắc được lãnh đạo VN sẽ sẵn sàng nhân nhượng để khôi phục lại quan hệ với Đảng và Nhà nước với TQ nhằm có đồng minh và chỗ dựa trong việc bảo vệ Đảng và chế độ XHCN tại VN, Trung Nam Hải quyết định hành động! Đặng Tiểu Bình, Cố vấn tối cao kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ - kẻ đã xua 600.000 quân tràn qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc để xâm lược nước ta 10 năm trước (tháng 2/1979 ) - cùng các lãnh đạo chóp bu khác ở Trung Nam Hải nhận định đây là cơ hội quí hơn vàng để thực hiện quỷ kế chia rẽ, lừa gạt và phân hóa nội bộ VN nhằm đưa Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN nằm trọn trong quỹ đạo phụ thuộc toàn diện vào Cộng sản Trung Quốc! Chúng đưa ra chiêu trò cực kỳ thâm hiểm là gợi ý tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai Đảng và Nhà nước để cải thiện và bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và bảo vệ CNXH ở mỗi nước! Cơ quan được giao thực hiện quỷ kế này không ai khác chính là Hoa Nam Tình báo. Cơ quan tình báo này thừa biết, nếu thông qua kênh ngoại giao chính thức là Bộ Ngoại giao thì chắc chắn quỷ kế này sẽ bị bại lộ và nhiều khả năng sẽ bất thành, bởi vì ở Bộ Ngoại giao có Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Trần Quang Cơ và Trợ lý Ngoại trưởng Vũ Khoan là 3 nhà lãnh đạo rất am hiểu và luôn cảnh giác cao độ với mọi âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc. Do vậy phải tránh BNG và phải đi đường vòng. Đường vòng này đã được Hoa Nam Tình báo xác định từ trước là Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Quốc phòng!

Trương Đức Duy (sinh năm 1930 tại Quảng Đông, là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền TQ tại VN từ tháng 4/1989 đến 3/1993, nói tiếng Việt giỏi như người Việt, người vốn không xa lạ gì với cơ quan an ninh VN) được giao trực tiếp thực hiện kế hoạch này. Chỉ chưa đầy hai tháng sau khi được cử giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam, Trương Đức Duy đã thực hiện một bước đi ngoạn mục là qua mặt và phớt lờ Bộ Ngoại giao, trực tiếp liên hệ và tiếp xúc với hai cơ quan nói trên của VN là nơi vốn Trương đã có sẵn các mối quan hệ đặc biệt từ khi ông ta còn là phiên dịch kiêm Bí thư thứ ba rồi thứ nhất Sứ quán TQ ở Hà nội 20 năm về trước. Trương Đức Duy đã được sắp xếp dễ dàng gặp Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh 3 lần trong vòng chưa đầy 3 tháng (trưa 6/6, chiều 20/8 và sáng 29/8/1989), gặp TBT Nguyễn Văn Linh 3 lần (ngày 5/6, tối 22/8 và chiều 29/8/1989). Những lần Trương đến Bộ Quốc phòng hay Ban Đối ngoại Trung ương gặp lãnh đạo VN, xe Trương thường không cắm cờ và đi vào cửa phụ, Trương không mang theo phiên dịch và thư ký ghi chép và ông ta cũng yêu cầu phía ta không bố trí phiên dịch và thư ký, những cuộc gặp đó chỉ có 2 người: 1 chủ và 1 khách!

Đương nhiên, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch không được biết trước những cuộc gặp này, mà chỉ được thông báo sau khi đã diễn ra, thậm chí có những cuộc gặp ông còn không được cho biết, mặc dù ông đang là Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) kiêm Bộ trưởng Ngoại giao!

Nhớ lại, vào một tối đầu Thu 1987 tại New York, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch có nói riêng với người viết bài này khi ông dẫn đầu phái đoàn CHXHCN Việt Nam sang dự Khóa họp thứ 42 Đại hội đồng LHQ: "Họ công khai ra điều kiện cho lãnh đạo ta là "Nếu VN thực tâm muốn cải thiện và bình thường hóa quan hệ với TQ thì việc đầu tiên VN phải làm là loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch". Vâng, có lẽ tất cả các cán bộ đối ngoại ở BNG hoặc ở các cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài trong khoảng thời kỳ 1987-1990 đều được biết đòi hỏi cực kỳ ngang ngược và trịch thượng này của TQ! Nhiều cán bộ trung cao cấp của Bộ Ngoại giao hồi đó còn trao đổi ở chốn riêng tư với nhau: "Lần này thủ trưởng của chúng ta có lẽ khó thoát khỏi là "vật tế thần!". Tôi thật không ngờ và rất buồn là ngay sau Hội nghị Thành Đô, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch - "kiến trúc sư của nền ngoại giao Việt Nam" - một chiến lược gia tài ba, một nhà lãnh đạo có kiến thức uyên thâm và tầm nhìn xa trông rộng, một nhà ngoại giao sắc sảo và quả quyết, người mà nhiều chính khách phương Tây rất khâm phục và kính nể, lại phải sớm rời khỏi mọi chức vụ (Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) và bị loại khỏi danh sách đề cử vào BCHTW khóa VII! Chỉ trước đấy không lâu, ngay đầu năm 1990, ông còn được dự kiến làm Thủ tướng nếu ông Võ Văn Kiệt lên làm Tổng Bí thư ở Đại hội VII.

Việc ông bị loại bỏ khỏi tất cả các chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước có phải là một trong các điều kiện mà TQ đã buộc ta phải chấp nhận ở Hội nghị Thành Đô hay không, là một điều không khó để chứng minh. Còn về câu nói "Thế là một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!" có phải là ý kiến nhận định và đánh giá về kết quả Hội nghị Thành Đô của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch hay không? Ông nói câu này khi nào, với ai và trong bối cảnh nào thì chưa thấy có nguồn tin nào khẳng định. Khi phải thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao ở tuổi tròn "thất thập" (1991), tuy bị sốc, nhưng sức khỏe về trí lực và thể lực của ông vẫn còn rất tốt. Ông vẫn được Bộ Chính trị giao công tác mới là chủ trì tổng kết công tác ngoại giao, nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối ngoại cho đến khi ông mất (năm 1998). Chính trong thời gian này ông đã hoàn chỉnh cuốn hồi ký mà ông đã khởi bút viết ngay sau khi Hội nghị Paris về VN kết thúc (1973). Cuốn hồi ký này nói về những năm tháng vinh quang, những khoảnh khắc bực tức, nóng giận và cay đắng trong cuộc đời 60 năm hoạt động cách mạng trong đó có 44 năm làm công tác ngoại giao của ông. Chắc chắn là nhiều bí mật đối ngoại của Nhà nước cũng như của riêng ông sẽ được "bật mí" một khi cuốn hồi ký này được công bố!

Gần 1/4 thế kỷ đã trôi qua kể từ Hội nghị Thành Đô, nhiều thành viên đoàn VN tham dự hội nghị này không còn nữa, nhưng hậu quả để lại của cuộc gặp này là khôn lường, gây ra những thiệt hại to lớn và nguy hiểm cho đất nước và nhân dân ta ở hầu hết các lĩnh vực: từ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, văn hóa - giáo dục, chủ quyền đất nước, chính trị nội bộ đến vấn đề an ninh quốc gia trên phạm vi toàn lãnh thổ, từ biên giới phía Bắc cho đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, từ biển Đông vào đến các tỉnh ven biển và giáp với biên giới Lào và Campuchia, và đặc biệt là vùng Tây Nguyên chiến lược. Không thể thống kê hết những vấn đề nói trên, chỉ xin đề cập đến một vài sự việc nổi cộm sau:

1- Từ sau Hội nghị Thành Đô, cuộc chiến tranh xâm lược của TQ ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (17/2/1979) không được nhắc đến nữa, thậm chí những hoạt động của người dân tưởng niệm và vinh danh các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến này hoặc các cuộc biểu tình yêu nước chống TQ xâm phạm biển đảo và sát hại ngư dân ta đều bị ngăn cấm và đàn áp.

Hơn 35 năm đã trôi qua, tại sao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chống xâm lược bành trướng phương Bắc này cũng như việc TQ dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974) và đảo Gạc Ma của ta ở Trường Sa (1988) không được tổng kết và đưa vào lịch sử và sách giáo khoa để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, sinh viên và thanh niên ta?

2- Tại sao ta cho phép hoặc không ngăn chặn việc TQ thuê hàng trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới chiến lược phía Bắc với thời hạn lâu dài 50-70 năm?

3- Một khu vực có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, rất nhạy cảm về mặt an ninh - quốc phòng là Tây Nguyên (Ai kiểm soát Tây Nguyên thì có thể khống chế được toàn bộ bán đảo Đông Dương!) thì TQ lại dễ dàng được phép đưa hàng ngàn công nhân vào đây để thực hiện dự án bauxite đầy nghi ngờ và tranh cãi không những về an ninh - quốc phòng mà cả về hậu quả sinh thái - môi trường, cũng như về hiệu quả kinh tế - xã hội, mặc dù có hàng ngàn cựu cán bộ lãnh đạo, nhân sĩ trí thức và các nhà khoa học lên tiếng kiến nghị Bộ Chính trị, Quốc hội và Nhà nước dừng dự án này!

4- Tại sao các công ty TQ lại trúng đến 80-90% các gói thầu trọn gói EPC (thiết kế - mua sắm - xây dựng) trong các dự án về KT-XH, đặc biệt là các dự án nhiệt điện, và tại sao ta chấp nhận hàng chục ngàn lao động phổ thông TQ (có phép và không phép) vào thực hiện các dự án này? Tại sao ta lại để cho thương nhân và các doanh nghiệp TQ tự tung tự tác trên khắp lãnh thổ của ta, lừa đảo nông dân ta, lũng đoạn và phá hoại nền kinh tế đất nước ta một cách dễ dàng như chốn không người như vậy?

5- Gần đây TQ ngang ngược và trắng trợn hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 để khoan thăm dò dầu khí sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN mà ta lại không dám nhân cơ hội này kiện TQ ra trước tòa án quốc tế như Philippines đã làm? Do ta chưa chuẩn bị kịp hồ sơ pháp lý hay vì một nguyên nhân nào khác? Trong vụ giàn khoan này TQ đã không chỉ chà đạp luật pháp và chủ quyền của VN mà còn vi phạm thô bạo Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) của LHQ. Dư luận rộng rãi trên toàn thế giới phản đối, lên án TQ và đồng tình, ủng hộ VN. Rất tiếc ta lại không tận dụng thời cơ và lợi thế này để vạch mặt bọn "vừa ăn cướp vừa la làng"! Trung Quốc không chỉ ngang ngược mà họ còn phi lý và trịch thượng nữa! Qua hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã, họ đưa ra "4 yêu sách VN không được làm" trong đó họ đề cập xa gần và bóng gió đến thỏa thuận Thành Đô 1990!

- v.v.

Xung quanh Hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà VN đã ký với TQ ở Thành Đô có nhiều phân tích, đánh giá, nhận định, thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm, bất lợi về mặt dư luận... làm người dân hoang mang, bán tín bán nghi, không biết đâu là hư, đâu là thực! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với TQ ở Thành Đô.

Là chủ nhân ông của đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết về những vấn đề trọng đại của quốc gia, trong đó có sự thật về quan hệ VN - TQ trong những năm qua, đặc biệt là các thỏa thuận đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô năm 1990. Hơn nữa, Điều 4 Hiến pháp 2013 đã ghi rất rõ: "ĐCSVN... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội... Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình". Do vậy việc lãnh đạo Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối bang giao Việt - Trung và các thỏa thuận đã ký với TQ ở Thành Đô là một việc nên làm, cần làm và phải được làm vì điều này chỉ có lợi cho Nhân dân và Đất nước.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI sẽ sớm nhóm họp Hội nghị Trung ương lần thứ 10 trong thời gian tới để duyệt xét mối quan hệ VN - TQ và đưa ra các quyết sách liên quan. Nhân dân rất kỳ vọng một trong các quyết sách này là Đảng sẽ báo cáo cho toàn dân biết sự thực về mối quan hệ với TQ trong 1/4 thế kỷ qua trong đó có các thỏa thuận mà lãnh đạo Đảng ta đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 kèm theo một lời tạ lỗi chân thành! Nếu đúng thì đây sẽ là một trong các quyết định dũng cảm, hợp lòng dân và quan trọng nhất trong lịch sử tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hà Nội, 3/8/2014

N.Đ.Q.

Tác giả gửi BVN

03 August 2014

Trần Sơn - Thư trả lời 61 đảng viên lão thành

Trần Sơn
Tác giả gửi tới Dân Luận

Các bác kính mến, thú thực là em đã đọc kỹ thư kiến nghị của các bác trên trang Dân Luận, Với kiến nghị như thế này, thường trực ban bí thư TƯ ĐCS VN hay đại loại gì đấy, không bao giờ trả lới các bác đâu. Chẳng ai trả lời các bác cả. Em còn đây, các bác còn đấy, cứ chờ xem, em nói cấm có sai. Biết là chẳng bao giờ họ trả lời các bác, thì em mạo muội trả lời các bác vậy, để các bác khỏi mong thư hồi âm.

Thư các bác không dài, nhưng vấn đề không mới, ai cũng biết, 90 triệu dân VN biết tỏng lâu rồi, 16 ủy viên bộ CT cũng biết tỏng lâu rồi. Nhưng trả lời các bác làm sao đây. Các bác toàn kiến nghị khó, như dánh đó nhau.

Thôi, em trả lời các bác từng phần theo thứ tự từ trên xuống để phần nào các bác yên lòng.

Bản kiến nghị, tựu chung lại có 2 phần. Phần 1 là hiện tình đất nước. Phần 2 có 2 kiến nghị cụ thể. Em thử trả lời như sau, các bác xem sao:

1. Các bác bảo xây dựng đất nước theo con đường CNXH là sai lầm, 30 năm đổi mới chưa triệt để nên gây ra nhièu mặt lũng đoạn trong xã hội …. Cái này đích thân đồng chí TBT Trọng đã trả lời rồi. Đại ý là “đổi mới“ chỉ là một giai đoạn ngắn để tháo gỡ tình thế về kinh tế thôi. Còn nền tảng là chính trị không thể thay đổi được”. Điều này có nghĩa là, các bác liệu chừng, đến một ngày đẹp trời nào đó các bác cùng toàn đân vác hộ khẩu lên phường nhận tem phiếu theo tiêu chuẩn lương thực thực phẩm hàng tháng nhé. Chợ búa dẹp hết nhé, tất cả vào HTX nhé… Có vậy mới xây dựng CNXH được, chứ cứ như nền kinh tế thị trường bát nháo hiện nay thì 100 năm nữa chưa chác đẫ có ( Lời của TBT Trọng). Mà điều các bác phải nhớ, Hiên nay đồng chí TBT Trọng đang khao khát hàng ngày hàng giờ làm sao xây dựng CNXH trên đất nước ta thật mau. Kẻo 100 năm năm nữa bác ấy không kịp sống.

Các bác, 61 người ai cũng là đảng viên CS cả, thế mà các bác quên một điều căn bản sống còn: Nếu không vì mục tiêu xây dựng CNXH thì đảng CS tồn tại để làm gì? Xây được hay không được, không quan trọng. Cứ phải hô hào như vậy đã, để mà còn lý do tồn tại, lý do lãnh đạo. Chứ không nói như vậy để dân nó chửi cho là đồ ăn bám à. Bí lắm thì nói liều là sứ mệnh do dân tộc giao phó, do nhân dân lựa chọn

Các bác bảo thôi đừng theo Mac-Lê nữa, chảng hóa các bác muốn giải tán cái đảng này à? Cái này đồng chí Nguyễn MInh Triết đã nói rõ rồi “Hổng được đâu”… Thôi thì thế này, các bác làm gương trước đi: Trả lại thẻ Đảng, tự ý xin ra, như bác Đằng, anh Đức nghe còn thuyết phục hơn cái bản kiến nghị. Nói ngược lại, các bác còn là đảng viên CS thì các bác đừng khuyên từ bỏ chủ nghĩa Mac-Lê, nghe nó chối lắm. Làng nào chẳng thờ ông khai canh, nghề nào chẳng thờ ông tổ. Đến nghề làm… còn có nữa là.

2. Rồi các bảo đảng độc tài toàn trị, Thế chẳng nhẽ các bác muốn đa đảng à. Nếu muốn, các bác tự lập ra đảng mới đi. Pháp luật có cấm đâu. Khi nào an ninh CS bắt bớ các bác, các bác kiến nghị cũng chưa muộn kia mà. Còn quan điểm của đảng CS VN là không đa đảng. Cái này, cũng bác Triết nói rõ rồi “đa đảng là chết“ nói toạc ra, đa đảng dân không chết, mà đảng CSVN chết ngay, chết không kịp ngáp. Phải chăng các bác muốn như vậy? Em nghĩ các bác trên TƯ đảng không muốn như vậy. Nhìn Sadam bị treo cổ, Gradafi bị lôi ống cống là các bác ấy hãi lắm.

3. Rồi các bác bảo là kìm hãm tự do dân chủ chia rẽ dân tộc. Thế dân chủ, tự do là cái gì, mặt mũi nó ra sao? đã có bao giờ dân VN này được biết thế nào là tự do dân chủ đâu mà so sánh. Các bác nói vậy, em biết vậy, chứ bảo thế nào là tự do dân chủ thì em chịu, em chưa bao giờ qua Âu-Mỹ, em chưa biết. Em không dám đòi. Còn chia rẽ dân tộc thì các bác nói hơi mơ hồ. Trong nước thì khấu hiệu “Đoàn Kết, Kỷ Cương…” giăng đầy đường đấy, các bác không đọc à? Với bà con Việt kiều bác Triết có khúc ruột ngàn dặm của bác vắt qua tận bên Mỹ rồi. Các bác cũng không thấy sao? Rõ ràng chủ trương của đảng CSVN là không chia rẽ nhé. Chủ trương của đảng lâu nay là tập hợp thật đông quần chúng, càng đông càng tốt, một lòng theo đảng, đảng bảo gì nghe nấy, đừng ý kiến ý cò gì hêt. Còn lòng dân không theo là lỗi tại dân. Các bác nói thế là oan cho đảng ròi. Đảng không vui đâu.

4. Các bác bảo tham nhũng tràn lan, đất nước kiệt quệ, tụt hậu so với các nước trong khu vực. Cái này cũng đúng, ai cũng thấy. Nhưng bọn cán bộ địa phương các cấp, ban ngành đoàn thể, lương ba cọc ba đồng nó ăn gì để nó làm việc. Không tạo điều kiện cho nó chấm mút thì nó bỏ việc à? Lúc ấy các bác ra mà làm nhé. Có bọn nó mới có người phục vụ chế độ. Nói toạc ra, chế độ này còn tồn tại là nhờ bọn nó. Thằng nào làm cán bộ mà không ăn cắp là thằng đấy có nguy cơ chống phá đảng, không chóng thì chầy cũng bị các đồng chí “tận tụy phục vụ chế độ“ cho bật xới. Cho nên các bác muốn truy tìm, tố cáo tham nhũng, rất dễ. Các bác xem thằng nào luôn mồm hô to “Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm“ là thằng đấy tham nhũng nhiều nhất. Cái này bác Sang gọi là bầy sâu. Cứ xem thằng nào to mồm ca ngợi đảng CSVN, thằng đó là chính loại sâu bự.

Như vậy phần tình hình chung em đã nói ró chân lý từng điểm cho các bác rồi nhé. Giờ đến phần 2, kiến nghị. Em cũng nói ngắn thôi:

5. Các bác kiến nghị chuyển đổi mô hình chính trị từ toàn trị sang mô hình dân chủ. Vậy cái mô hình ấy nó như thế nào. Sao các bác không đính kèm bản kiến nghị ấy một bản luận cương, xem nó cụ thể nó ra sao. Chứ các bác nói dân chủ chung chung ấy thì bố ông TBT cũng không sao mà hình dung ra được. Còn về dân chủ thì chị Doan thay mặt đảng và nhà nước cũng đã khẳng định rồi “nước ta có nền dân chủ gấp ngàn lần các nước tư bản chủ nghĩa“. Vậy thì các bác còn đòi dân chủ như thế nào nữa. Rõ là các bác được voi đòi tiên.

6. Nền kinh tế phụ thuộc vào Trung Quốc thì đúng rồi. Nhưng bảo không phụ thuộc vào nó thì mua bán với ai. Đồ của nó rẻ, toàn dân ai dùng cũng được. Cho nó trúng thầu thì phần lại quả lớn hơn bọn Nhật, lại đảm bảo không bị tố. Làm ăn với nó kiểu gì nó cũng mời qua TQ vài lần, ăn chơi không bị dòm ngó. Vậy thì các bác bảo nên chọn ai. Cho bọn trong nước trúng thầu thì vừa đắt, vừa làm ẩu. ăn xong còn bị nó tố ngược mới oan gia làm sao. Thôi tạm thời cứ chơi với nó vài chục năm nữa đã, cho lành.

7. Lâu nay chọn đại biểu đại hội đảng toàn quốc, thì cũng bầu từ cơ sở lên đấy thôi. Chứ bộ CT, ban chấp hành TƯ công đâu mà đi chọn cả nghìn đại biểu. Toàn là dưới cơ sở nó bầu lên đấy chứ. Nó phe cánh o bế cho nhau thì các bác phải chỉ ra nó không xứng đáng như thế nào chứ. Bây giờ mà hỏi 10 thằng thì cả 11 thằng nó bảo nó yêu nước đấy chứ, có thằng nào không yêu nước đâu. Nhưng yêu nước chung chung thì cũng chưa được, phải kèm thêm yêu đảng, yêu chế độ nữa, cái này thì bọn ấy có thừa tình yêu. Vì đảng là suối nguồn tươi trẻ của nó mà.

8. Bầu đại biểu Quốc hội cũng vậy, toàn là dân bầu lên chứ ai. Dân đi bầu là dân ngu thì các bác chịu, chứ biết kêu ai bây giờ. Em nhớ không nhầm, gần đây có vị đại biểu quốc hội thẳng thừng tuyên bố “quốc hội là của dân, quốc hội sai thì dân chịu“ (đảng vô can). Thế thì các bác còn thắc mắc gì nữa. Hay thôi, biết là cái đám đại biểu quốc hội toàn bọn ăn hại đái nát, lần sau có tổ chức bầu cử, các bác ở mỗi địa phương của mình vận động nhân dân đừng đi bầu nữa có được không. Các bác có làm được điều này không?

9. À còn cái chuyện biểu tình yêu nước nữa, “cái ni là mệ không ưng mô“. Nói thật với các bác, chế độ nào, chứ chế độ CS sợ biểu tình lắm. Từ biểu tình đến sụp đổ chế độ chỉ cách nhau một gang tay. Đi nhanh hơn ung thư giai đoạn cuối. Nên ở chế độ CS là không có biểu tình. Mít tinh ủng hộ thì được. Đại loại như mít tinh ủng hộ Putin chiếm trọn bán đảo Crưm thì OK. Hay mít tinh chaò mừng quân đội ly khai Ucraina vừa bắn hạ một chiếc máy bay của bọn Malaysia thì đảng cho tổ chức liền.

10. Còn tù nhân chính trị nữa, nói gọn, đấy là con bài dự trữ để đối ngoại. Thả làm sao được, Có thả 1 thì bắt 10. Bọn Âu Mỹ nó yêu sách đủ điều. Bây giờ mà không lưu trữ vài chục tù nhân chính trị thì nó đòi hỏi nhiều điều mệt hơn. Nào là bầu cử tự do, nào là đa đảng, nào là công đoàn độc lập… Tù nhân chính trị là thứ dễ mặc cả nhất với phương tây. Khi nào cảm thấy có lợi (hoặc bất lợi quá) thì ta thả vài thằng, nom xem kho hơi cạn thì ta đi bắt dự trữ vài thằng nữa. Các bác thông cảm, đây là cái vốn lận lưng của đảng.
...
Thôi các bác ạ, cái dám dân đen nước mình vốn dĩ nghèo khổ, thất học, cả tin, chỉ vì nghe theo Việt Minh mà đến nông nỗi này. Chả trách đám dân đen, cỡ Trần Đức Thảo còn bị lừa nữa là.
Trả lời các bác như thế có lẽ tạm đủ rồi. Hy vọng các bác không thắc mắc nữa. Để kết thúc, em hầu các bác một bài thơ em vừa làm, để các bác thư giãn. Tên bài thơ là:
CÂY ĐA Ở CỔ LOA
Ở Cổ Loa.
Có một cây đa,
Ngót một ngàn năm tuổi.
Năm 939 Đức Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán.
Chấm dứt Bắc thuộc ngàn năm.
Ngài về lại Cổ Loa,
Trồng một cây đa,
Phục dựng vương triều cũ.
Nhưng than ôi!
Năm 90 thế kỷ 20.
Triều đại nhà Hồ,
Qua Thành Đô khấu đầu cúi lạy.
Cây đa chết.
Một ngàn năm Bắc thuộc bắt đầu.

Bài thơ có dở các bác đừng cười nhé.
Trần Sơn

30 July 2014

‘Đảng viên không còn tha thiết CNXH’

Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội?

Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.

Trao đổi với BBC từ Huế, ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa có hơn 40 năm tuổi Đảng, còn nói việc ông ký vào thư ngỏ là ‘thể hiện trách nhiệm của một đảng viên trước Đảng’.

Ông Xuân là một trong số 61 đảng viên lão thành ký tên vào bức thư ngỏ mới đây yêu cầu Đảng ‘từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội’ và ‘từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng’ trong quan hệ với Trung Quốc’.

‘Trách nhiệm của đảng viên’

Ông Xuân nói rằng những kiến nghị nêu trong thư ngỏ là những vấn đề mà ‘ông đã suy nghĩ nhiều năm rồi’.

“Khi có một tập thể với những đảng viên tử tế mà tôi rất quý trọng thảo ra một bức thư ngỏ thì tôi rất vui được ký chung với họ,” ông nói.
"Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả."
Nguyễn Đắc Xuân, đảng viên lão thành ở Huế

Ông cho biết thư ngỏ được đưa ra vào thời điểm Đảng đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12 (vào đầu năm 2016) để ‘đóng góp ý kiến cho Trung ương tham khảo để họ hoạch định chính sách sắp tới của Đảng’.

Với lại, tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông, theo ông Xuân, ‘đã bộc lộ ra hết âm mưu trước mắt và lâu dài của Trung Quốc muốn xâm lược Việt Nam’.

“Trách nhiệm của đảng viên là tham gia với Trung ương để làm sao khắc phục những khuyết điểm để có tương lai tốt hơn,” ông nói và cho biết với tư cách đảng viên ông sẽ nói lên ý kiến của ông trong các sinh hoạt chi bộ từ nay đến Đại hộ 12 và sẽ có những bài viết ‘cụ thể hóa’ những kiến nghị trong thư ngỏ trên trang blog riêng của ông.

“Đôi khi Trung ương không thấy hết trong khi tôi về hưu ở cùng quần chúng tôi có thể thấy được những nhược điểm trong sự lãnh đạo của Đảng.”

“Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả,” ông cho biết.

‘Đảng viên biết Đảng sai’


Liệu Đảng Cộng sản có chấp nhận từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin?

Ông nói những sai lầm của Đảng nêu trong thư ngỏ các đảng viên ‘đều thấy cả’.

“Nhưng với sự lãnh đạo toàn trị thì việc đảng viên đưa ý kiến lên Bộ Chính trị, lên Trung ương không phải dễ. Họ nghĩ rằng có tới nơi đi nữa thì cũng không được quan tâm nên họ lặng lẽ chờ thời,” ông giải thích.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nói rằng dù Đảng có chấp nhận thư ngỏ của các ông hay không thì ‘xu thế là phải dân chủ hóa’ vì ‘không dân chủ thì không có sức mạnh và không đoàn kết được dân tộc’.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nói ông vào Đảng 'không phải vì chủ nghĩa xã hội'

Ông cũng nói là việc ông yêu cầu từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội ‘không đi ngược lại niềm tin lúc đầu của ông khi vào Đảng’.

“Tôi vào Đảng trong rừng – là Đảng Nhân dân Cách mạng – để đóng góp vào công cuộc thống nhất đất nước,” ông nói, “Hầu như trong miền Nam những người hoạt động chống Mỹ hết 99% là vì thống nhất đất nước chứ không vì chủ nghĩa xã hội.”

Tuy nhiên, sau năm 1975, mặc dù ông nói ông vẫn tiếp tục ở trong Đảng Cộng sản nhưng đến bây giờ ông thấy chủ nghĩa cộng sản ‘không còn hợp thời nữa’.

“Cái gì trở ngại thì phải bỏ để xây dựng đất nước,” ông nói.

BBC

12 July 2014

“Thoát Trung”, “thoát Cộng” và “thoát Sợ”, cái “thoát” nào là nền tảng?

Nguyễn Chính Kết

Chuyện “thoát Trung” là điều mà đảng CSVN cần thiết phải làm, có trách nhiệm phải làm và có thể làm được để đất nước thoát khỏi hiểm hoạ Bắc thuộc lần thứ năm đang có nguy cơ rất lớn trở thành hiện thực. Tuy nhiên, cho tới nay, nhà cầm quyền CSVN chưa hề tỏ một dấu hiệu nào đáng tin tưởng chứng tỏ thiện chí thật sự muốn “thoát Trung” để cứu nguy đất nước cả.

Hiện nay, qua việc bỏ tù những người chống Trung Cộng xâm lược như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Việt Khang, Bùi Minh Hằng, Phương Uyên, Nguyên Kha, v.v... và qua việc đàn áp mạnh tay những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, ta thấy rõ ràng rằng những người dân yêu nước, muốn bảo vệ lãnh thổ lãnh hải, chống Trung Cộng xâm lược... đều không chỉ bị Trung cộng mà ngay cả CSVN coi như kẻ thù cần phải tiêu diệt.

Hành động của Trung cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt Nam, đặt nhiều giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, rõ ràng là hành động xâm lược Việt Nam cách nghiêm trọng, thế mà CSVN không hề có một hành động nào mạnh mẽ và hữu hiệu ngăn cản hành động xâm lược đó cả. Chính vì thế, hành động xâm lược của Trung cộng có điều kiện để càng ngày càng leo thang. Qua thái độ của CSVN đối với Trung Cộng và đối với người dân yêu nước, ta có thể đoán ngay được rằng CSVN vẫn sẵn sàng làm công cụ cho Trung cộng, tiếp tay với Trung cộng trong mưu đồ thôn tính Việt Nam.

Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, ắt hẳn đất nước Việt sẽ không thoát khỏi tình trạng bị Trung Cộng thôn tính. Đừng chờ khi Việt Nam đã trở thành một tỉnh của Trung cộng rồi, chúng ta mới dám xác định những điều vừa kể.

Ý thức được nguy cơ ấy, chẳng lẽ dân Việt lại phó thác số phận dân tộc mình cho đảng CSVN quyết định ra sao cũng được? Chẳng lẽ cả một dân tộc có lịch sử chống Tàu rất anh hùng lại phó mặc để CSVN dâng đất nước cho Tàu? Chẳng lẽ chúng ta lại sẵn sàng cúi đầu chấp nhận làm thân phận người dân thuộc địa của Trung cộng?

Trong hoàn cảnh này, người dân Việt Nam nếu không tự cứu mình thì chẳng ai có thể cứu mình được. Toàn dân chúng ta phải dành lại quyền quyết định số phận của mình chứ không thể phó thác quyền ấy cho đảng CSVN, vốn đã từng nhiều lần bán đất bán biển của tổ tiên cho kẻ thù dân tộc. Vì thế, vấn đề trước mắt của người dân Việt trong và ngoài nước hiện nay không phải là chuyện “thoát Trung”, mà là “thoát Cộng”. Nghĩa là phải thoát khỏi ách thống trị của chế độ CSVN, không để cho CSVN đè đầu cưỡi cổ và toàn quyền định đoạt số phận cho cả dân tộc nữa. Một khi đã “thoát Cộng” thì việc “thoát Trung” cũng trở nên rất dễ dàng.

Đối với nhà cầm quyền CSVN, “thoát Trung” vốn chỉ là cái ngọn, còn cái gốc của vấn đề này là CSVN có chấp nhận từ bỏ tham vọng muốn “muôn đời trường trị” trên dân tộc Việt Nam hay không, có sẵn sàng từ bỏ quyết tâm bám lấy quyền lực để cưỡi cổ đè đầu người dân Việt Nam hay không, có thật sự từ bỏ ý định làm công cụ cho tham vọng bành trướng của Trung Cộng hay không. Nếu không, việc “thoát Trung” chỉ là ảo tưởng!

Tương tự như vậy đối với người dân Việt Nam, “thoát Cộng” cũng chỉ là cái ngọn, còn cái gốc của vấn đề là người dân Việt có thoát được nỗi sợ hãi mà chế độ CSVN đã gieo vào lòng mỗi người dân từ nhiều thập niên qua hay không. Nếu không, việc “thoát Cộng” cũng chỉ là ảo tưởng! Nỗi sợ hãi này đã trở thành “cố hữu”, đã ngấm vào mạch máu của từng người dân Việt; vì ngay từ khi cướp được chính quyền năm 1945, CSVN đã áp dụng ngay chính sách khủng bố để giết hại, bỏ tù, xách nhiễu, đe dọa bất kỳ người dân nào dám nói hay dám làm điều gì bất lợi cho tham vọng “muôn đời trường trị” của họ. Vụ Nhân Văn Giai Phẩm là một điển hình. Nỗi sợ hãi đối với sự khủng bố của CSVN vẫn luôn luôn đè nặng trên tâm thức của rất nhiều người Việt, kể cả trong nước lẫn hải ngoại, khiến họ không dám làm những gì mà lương tâm, lòng yêu nước hay sự hợp lý đòi hỏi. Đây là thành công rất lớn của cộng sản, nhờ vậy mà chế độ CSVN vẫn tồn tại suốt gần 70 năm qua, dù đảng này từ rất lâu đã trở nên bất xứng trong việc lãnh đạo đất nước, dù đảng này đã làm đất nước tụt hậu hàng trăm năm so với những nước chung quanh, dù dân chúng từ lâu rất căm phẫn trước những hành vi vô cùng tàn bạo của đảng này đối với người dân...

Đừng nói gì đến nỗi sợ của người dân trong nước là những người đang trực tiếp sống dưới sự cai trị hà khắc của CSVN, mà ngay cả người Việt ở hải ngoại, dù sống trong những đất nước tự do, vẫn có rất nhiều người bị nỗi sợ ấy ám ảnh. Thật vậy, nhiều người ở hải ngoại không dám nói gì đụng chạm đến chế độ cộng sản dù điều nói đó là sự thật hay là điều cần thiết phải nói. Hoặc họ không dám công khai đi biểu tình để lên tiếng thay cho người dân trong nước đang bị CSVN bức hại cách bất công và bị bịt miệng không nói lên được nỗi uất ức của mình.

Ở những đất nước tự do như thế, tại sao họ lại sợ CSVN vốn cách xa có khi tới nửa vòng trái đất? họ sợ những gì? − Thưa: họ sợ không được toà đại sứ hay lãnh sự CSVN tại đất nước họ đang sống cấp giấy phép cho họ về Việt Nam; họ sợ khi về thăm quê hương sẽ bị công an CSVN mời làm việc, gây phiền nhiễu cho họ, vân vân và vân vân. Nếu người dân của một đất nước cứ chấp nhận “cúi đầu”, “khom lưng” như vậy, thì dân tộc ấy có bị những chế độ bất lương cưỡi lên đầu lên cổ mình hẳn nhiên không có gì là lạ?!

Nỗi sợ bị CSVN khủng bố khiến rất nhiều người dân không dám phản đối những tội ác của các cán bộ CSVN. Ngay cả những vị rao giảng những tôn giáo có chủ trương chống ác khuyến thiện, cũng vì sợ mà đành phải chấp nhận cái nguỵ biện này: “Từ bản chất, tôn giáo nào cũng có sứ mạng chống ác và khuyến thiện; tuy nhiên chống lại những tội ác do ai làm thì cũng đều tốt, đều nên làm và phải làm; nhưng chống lại tội ác do CSVN gây nên thì không được phép, vì chống ác trong trường hợp này là làm chính trị, mà tôn giáo thì không làm chính trị!” Nhiều vị hùng hồn rao giảng chủ trương “vô úy” hay khuyến khích hành vi “vô úy thí” của Phật, hay cổ võ lời khuyên “Đừng sợ những kẻ chỉ làm hại được thân xác mà không làm hại được linh hồn...!” của Đức Giêsu [1], nhưng chính bản thân họ lại rất sợ bị công an CSVN phiền nhiễu, đến độ không dám nói sự thật, không dám chống bất công, đành chấp nhận nói sai sự thật, sẵn sàng dung dưỡng bất công!

Nhưng rất may cho dân tộc ta là hiện nay xuất hiện càng ngày càng đông những người dân vượt thắng sợ hãi, không sợ khủng bố, nhất là giới trẻ. Họ dám mạnh mẽ lên tiếng tố cáo tội ác của CSVN, kể cả tội của những lãnh đạo cao cấp nhất chế độ, dù biết rằng sau đó họ có thể bị CSVN bỏ tù hoặc mưu hại. Trong số đó có nhiều người rất trẻ tuổi và là phái yếu như Công Nhân, Thanh Nghiên, Thục Vy, Hoàng Vy, Minh Hạnh, Phương Uyên, v.v... Bí quyết gì khiến họ dám “thoát Sợ”, dám lên tiếng cho sự thật, cho công lý, dám làm những hành động mà lòng yêu nước đòi hỏi?

Bí quyết để “thoát Sợ” chính là sẵn sàng chấp nhận chính những gì mà bản năng khiến mình sợ sẽ xảy ra. Thật vậy,
− Ai sẵn sàng chấp nhận chết sẽ không còn sợ chết nữa.
− Ai sẵn sàng chấp nhận vào tù sẽ không còn sợ tù nữa.
− Ai chấp nhận bị công an liên tục mời “làm việc”, bị công an bắt cóc giữa đường, bị công an hành hung... thì sẽ không còn sợ những thứ ấy nữa.

Hiện nay, biết bao người thuộc đủ mọi giới, mọi tầng lớp đã thoát được những nỗi sợ cố hữu ấy, lẽ nào người khác lại không? Nhất là những người tự hào có bản lãnh, những người đáng lẽ phải làm gương về điều này!?

Sống trong một chế độ phi nhân, chủ trương khủng bố như chế độ CSVN, những ai không chấp nhận bị đau, bị khổ, bị phiền nhiễu, bị bạc đãi, bị tù đày, thậm chí bị giết... thì luôn luôn phải triền miên sống trong sợ hãi. Trong đó, có những người rất khổ tâm, bị lương tâm thường xuyên cắn rứt, vì họ bị sợ hãi khống chế nên đã làm nhiều điều hèn nhát, trái với những gì lương tri hay lương tâm đòi hỏi.

Nói chung, do bản năng ham sống sợ khổ, chẳng ai tự nhiên lại chấp nhận cái chết, chấp nhận đau khổ, chấp nhận tù đày, chấp nhận bị phiền nhiễu cả... Người ta chỉ chấp nhận những thứ đáng sợ ấy khi người ta muốn đạt được những giá trị rất lớn, hoặc muốn tránh khỏi những tai họa đáng sợ hơn gấp bội, chỉ lúc ấy người ta mới sẵn sàng trả giá bằng cách chấp nhận những điều đáng sợ kia.

Xin lấy một minh họa cho dễ hiểu. Chẳng hạn, chẳng ai muốn mất tiền, mất của, mất nhà mất cửa cách phi lý, thậm chí mất như thế là một nỗi sợ. Nhiều người đã ngất xỉu khi bị mất một món tiền thật lớn. Nhưng nếu mất tiền để đạt được một điều gì có giá trị lớn gấp bội thì người ta sẵn sàng chấp nhận mất. Thậm chí họ còn vui mừng khi đã đạt được cái giá trị mà mình đã bằng lòng trả giá bằng sự mất mát kia. Người ta cũng sẵn sàng chấp nhận mất một món tiền rất lớn để khỏi mất đi một số tiền lớn hơn, hoặc để tránh được một tai hoạ nào đó.

Tương tự như thế, các nhà đấu tranh dân chủ trong nước sẵn sàng chấp nhận vào tù, chịu thiếu thốn, đau đớn, nhục nhã, thậm chí cả cái chết là để đạt được một giá trị lớn hơn gấp bội, đó là sự tự do và hạnh phúc của cả một dân tộc. Nếu không nhắm cái giá trị cao cả đó, không ai dại gì dấn thân vào con đường nguy hiểm ấy cả.

Chẳng hạn Kỹ sư Đỗ Nam Hải đã tuyên bố: “Tôi sẵn sàng bước vào một nhà tù nhỏ để dân tộc này sớm bước ra khỏi nhà tù lớn. Nhà tù lớn ấy hiện nay mang tên là Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam[2]. Hay như chị Bùi Thị Minh Hằng đã thét lên trong một cuộc biểu tình: “Chúng tôi nằm xuống để dân tộc này đứng lên; chúng tôi chết để dân tộc này được sống[3].

Hoặc có người sẵn sàng chịu đau khổ hay chết đi để các thế hệ con cháu mình được sống yên vui, thoải mái hơn mình, như một người biểu tình ở Bắc Phi đã nói: “Tôi sẵn sàng chết để ngày mai con tôi không phải sống như tôi[4]. Hay để công lý và sự thật được thực hiện, như tinh thần của một câu ví dụ trong một tự điển Pháp nọ: “Tôi không quan tâm chính quyền làm gì mình. Tôi sẵn sàng vào tù miễn là sự thật được phơi bày[5]. Hay để bảo vệ nhân quyền như Voltaire: “Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó[6].

Tóm lại, muốn “thoát Trung” thì phải “thoát Cộng”. Muốn “thoát Cộng” thì phải “thoát Sợ”. Muốn “thoát Sợ” thì phải sẵn sàng chấp nhận những điều tệ hại có thể xảy ra. Muốn chấp nhận những điều tệ hại có thể xảy ra thì phải ý thức được một giá trị thật lớn, thật cao cả mà mình cần đạt tới, hay phải ý thức được một hiểm họa khủng khiếp mà mình phải tránh, xứng đáng để đánh đổi bằng cách chấp nhận những điều tệ hại kia xảy đến.

Trường hợp của dân tộc Việt Nam hiện nay, muốn được tự do, muốn thoát khỏi nguy cơ bị Trung cộng thôn tính, muốn cho con cháu mình mai hậu không phải làm thân trâu ngựa cho ngoại bang, người dân phải chấp nhận “tìm cái sống giữa cái chết”. Tương tự như những người vượt biên tìm tự do sau 1975.

Khi chấp nhận vượt biên tìm tự do, người ta đã phải chấp nhận những bất trắc mà họ biết có thể xảy đến hoặc chắc chắn phải xảy đến như:
− bỏ nhà bỏ cửa, bỏ người thân ở lại,
− gia đình bị ly tán,
− bị lường gạt mất vàng, mất của (do bị lừa đảo),
− bị công an bắt và bị tù,
− bị chết ngoài biển làm mồi cho cá, hay chết trong rừng làm mồi cho thú dữ,
− bị cướp biển, phụ nữ bị cướp hãm hiếp,
− phải sống thiếu thốn nhiều năm trong các trại tị nạn,
− v.v...

Những điều bất hạnh đó ai cũng sợ, nhưng những người vượt biên sẵn sàng chấp nhận tất cả chỉ vì mong đạt được một giá trị lớn hơn, đó là TỰ DO. Thật vậy, chỉ vì tự do, người ta sẵn sàng trả giá rất đắt, như tác giả Nam Lộc đã nói lên trong bản nhạc “Xin Đời Một Nụ Cười”:

“Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt
“Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương
“Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
“Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.”
[7]

Người Mỹ có câu nói nổi tiếng: “Freedom is not free” (tạm dịch “Tự do không phải là thứ cho không”). Muốn có tự do thì phải trả giá. Tự do rất xứng đáng được trả giá rất cao vì nó quý giá vô cùng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đối với cá nhân cũng như đối với cả dân tộc. Nó là thứ quý nhất, không có gì quý hơn, kể cả mạng sống; vì sống mà không có tự do thì “thà chết sướng hơn!” (nhiều người nói như thế!).

Hiện nay, đa số người dân chưa ý thức được nỗi khổ của mình, của con cháu mình, của cả dân tộc mình khi đất nước bị Bắc thuộc lần nữa. Nếu họ ý thức được nỗi đau và nỗi nhục vô hạn mà người dân Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông đang phải chịu kể từ khi đất nước họ trở thành thuộc địa của Trung cộng, nếu người dân Việt ý thức được Trung cộng đã đối xử tàn bạo thế nào đối với các học viên Pháp Luân Công vốn cùng một giòng máu Hán tộc với họ, thì họ sẽ hiểu được nỗi đau và nỗi nhục của mình lớn thế nào khi đất nước mình lọt vào tay Trung cộng. Lúc đó, họ mới có cảm nghĩ và thái độ “không thể ngồi yên” như nhạc sĩ Việt Khang:

“Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng,
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một ngàn năm hay triền miên tăm tối!
“Tôi không thể ngồi yên, để đời sau cháu con tôi làm người!
Cội nguồn ở đâu, khi thế giới này đã không còn Việt Nam?”


Lúc ấy họ mới thấy tội ác của CSVN “tày trời” như thế nào khi hiện nay CSVN đang sẵn sàng làm công cụ cho Trung cộng, đồng lõa, tiếp tay giúp Trung cộng xâm lược và thôn tính Việt Nam.

Do đó, chuyện cần thiết phải làm cho kịp thời hiện nay là phải “thoát Sợ” để có thể “thoát Cộng” hầu có thể “thoát Trung”!

Một trong những khẩu ngôn rất giá trị nói lên bí quyết để “thoát Cộng” là: “Đừng sợ những gì cộng sản làm, hãy làm những gì cộng sản sợ”. Khẩu ngôn này gồm hai vế “Đừng sợ” và “Hãy làm”. “Đừng sợ” là nội dung chính của cả bài này. Còn “Hãy làm” thì chúng ta cần xác định xem cộng sản sợ gì nhất. Thưa: điều cộng sản sợ nhất hiện nay, chính là sợ người dân không còn sợ khủng bố nữa, nghĩa là CSVN rất sợ chính sách khủng bố của mình bị vô hiệu hóa, không còn hữu hiệu hay tác dụng nữa. Cộng sản tồn tại được là nhờ người dân sợ khủng bố. Khi người dân không còn sợ khủng bố nữa, thì đó là lúc nỗi sợ hãi sẽ quay ngược trở lại để trở thành nỗi kinh hoàng cho chính kẻ khủng bố. Và đó là lúc chính thức báo hiệu “hết thời” cho cả một chế độ phi nhân tàn bạo.

Houston , ngày 11-7-2014
Nguyễn Chính Kết


1] Xem Kinh thánh, Mátthêu 10,28.
2] Xem bài “Phương Nam Ðỗ Nam Hải: Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách”: (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/PhuongNamDoNamHaiIAmReadyToGoToJail_Khanh-20070522.html)
3] Xem bài “Cuộc biểu tình 2/6/2013: 5. Chúng tôi nằm xuống để dân tộc này đứng lên” (http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/06/06/cuoc-bieu-tinh-262013-5-chung-toi-nam-xuong-de-dan-toc-nay-dung-len-2/)
4] Xem bài “Tầm vóc các cuộc nổi dậy của nhân dân Bắc Phi: chống tham nhũng, chống độc tài hay gì nữa?” (http://boxitvn.blogspot.com/2011/03/tam-voc-cac-cuoc-noi-day-cua-nhan-dan.html)
5]Je me fichais de ce que les autorités allaient me faire. J'étais prêt à aller en prison le temps qu'il fallait pour faire reconnaître la vérité” (http://en.glosbe.com/fr/en/aller%20en%20prison)
6] Khi nghe Voltaire nói như thế, có người bèn dẫn một con sói đến trước mặt Voltaire và nói: “Thưa ông đây là một con cừu.” Voltaire lắc đầu nói: “Đó không phài là con cừu.Đó là con sói. Nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh được nói rằng đó là một con cừu” (xem http://daohieu.wordpress.com/2013/03/19/nhat-ky-dan-den/)
7] Nghe và xem “Xin đời một nụ cười” (https://www.youtube.com/watch?v=gOcDy4yeuFs; http://lyric.tkaraoke.com/23448/Xin_Doi_Mot_Nu_Cuoi.html)

10 July 2014

Chủ quyền Hoàng Sa của VN chưa bao giờ đứt đoạn

Những tư liệu đó nói lên rằng, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam, và được tất cả nhà nước Việt Nam, các thể chế chính trị khác nhau, thuộc tất cả các giai đoạn lịch sử trong nhiều thế kỷ liên tục đều trách nhiệm và tâm huyết gìn giữ, khai thác và bảo vệ.

Trong hệ thống những tư liệu của triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, những bằng chứng lịch sử và pháp lý" được Bộ Thông tin Truyền thông trưng bày, giới thiệu tại nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua, có một phần tư liệu quan trọng minh chứng chủ quyền đối với Hoàng Sa thời kỳ Việt Nam Cộng hòa.

Những tư liệu này bao gồm các văn bản, quyết định hành chính, các chỉ thị, tờ trình... của các cơ quan ban ngành của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa liên quan đến việc điều động binh lính, cắt cử công chức... ra làm nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa, giai đoạn trước năm 1975.
Chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa, thư tịch cổ, châu bản, Trung Quốc, Việt Nam, cưỡng chiếm Hoàng Sa, bản đồ, sử sách, hải đội Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa, hải chiến Hoàng Sa 1974, tử sĩ Hoàng Sa

Những chiến sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc vào ngày 19/1/1974.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các hiện vật, chứng tích lịch sử, pháp lý về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam,  đánh giá những tư liệu trưng bày về chủ quyền Hoàng Sa thời kỳ Việt Nam Cộng hòa có vai trò quan trọng.

"Chúng ta đánh giá và nhìn nhận chúng dưới góc độ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa để thấy được tầm quan trọng của những tư liệu đó. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Genève năm 1954 mới là chủ thể quản lý khu vực từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, trong thực tế đã có nhiều hoạt động, cả trên lĩnh vực quân sự và dân sự để thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa, thư tịch cổ, châu bản, Trung Quốc, Việt Nam, cưỡng chiếm Hoàng Sa, bản đồ, sử sách, hải đội Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa, hải chiến Hoàng Sa 1974, tử sĩ Hoàng Sa

Danh sách quân nhân Việt Nam Cộng hòa thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 mãn nhiệm kỳ công tác được trở về đất liền nhận công tác tại Tiểu khu Quảng Nam vào năm 1970.
Nó cho thấy, việc quản lý đối với Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng giống như với những vùng khác trên đất liền, rất bình thường. Điều đó nói lên rằng, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là một quá trình lịch sử liên tục và hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế" - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đánh giá.
Ông Ngọc lý giải: Theo lịch sử hiện đại, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, năm 1947, Pháp lập Chính phủ Liên hiệp Pháp (gọi là Chính phủ Quốc gia Việt Nam) do Bảo Đại đứng đầu.
Chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa, thư tịch cổ, châu bản, Trung Quốc, Việt Nam, cưỡng chiếm Hoàng Sa, bản đồ, sử sách, hải đội Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa, hải chiến Hoàng Sa 1974, tử sĩ Hoàng Sa

Những tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa được trưng bày tại NVH tỉnh Quãng Ngãi.
Năm 1949, Tổng thống Vincent Auriol của Pháp ký Sắc luật giao Nam Kỳ cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Khi ấy, hơn 50 nước tham dự hội nghị, không nước nào hoài nghi hay phản đối tuyên bố của Việt Nam.

Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, theo Hiệp định Genève năm 1954, đối tượng được thừa hưởng, thừa kế toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa là Chính phủ Quốc gia Việt Nam, sau này là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa, thư tịch cổ, châu bản, Trung Quốc, Việt Nam, cưỡng chiếm Hoàng Sa, bản đồ, sử sách, hải đội Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa, hải chiến Hoàng Sa 1974, tử sĩ Hoàng Sa
"Sự vụ lệnh" (lệnh điều động) do chỉ huy Việt Nam Cộng hòa điều động quân nhân ra thay quân trấn giữ ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1969.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhận xét: "Phải nói ngay từ thời kỳ đó, Việt Nam Cộng hòa đã chú trọng xây dựng hải quân mạnh. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi đó cũng đã có nhiều quyết sách thể hiện vai trò quản lý của mình trên hai quần đảo này.

Họ cử quân đội ra coi giữ, xây dựng bia chủ quyền, các hoạt động quân sự, dân sự ở đó... Đó là những tư liệu rất phong phú và rõ ràng khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa".
Chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa, thư tịch cổ, châu bản, Trung Quốc, Việt Nam, cưỡng chiếm Hoàng Sa, bản đồ, sử sách, hải đội Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa, hải chiến Hoàng Sa 1974, tử sĩ Hoàng Sa

Phiếu trình của Bộ Nội vụ gửi Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa về việc sáp nhập các đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào đơn vị hành chính nội địa (ngày 25/1/1973).
Những tư liệu thể hiện việc quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa đối với Hoàng Sa chủ yếu được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Một phần được lưu trữ tại UBND huyện Hoàng Sa, T.P Đà Nẵng.
Đó là những lệnh điều động quân nhân hay viên chức dân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra trấn giữ đảo Hoàng Sa, danh sách thay quân, danh mục trang thiết bị đưa ra Hoàng Sa, nhật ký ghi chép thời tiết, lịch đo biểu đồ thời tiết trên Hoàng Sa, Trường Sa trước năm 1975, v.v...
Chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa, thư tịch cổ, châu bản, Trung Quốc, Việt Nam, cưỡng chiếm Hoàng Sa, bản đồ, sử sách, hải đội Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa, hải chiến Hoàng Sa 1974, tử sĩ Hoàng Sa

Một học sinh của TP. Quãng Ngãi trước không gian trưng bày Châu bản triều Nguyễn.
Chẳng hạn, trong số các tư liệu được trưng bày có "sự vụ lệnh" (lệnh điều động) do chỉ huy Việt Nam Cộng hòa điều động quân nhân ra thay quân trấn giữ ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1969; hình ảnh những chiến sỹ hải quân của quân lực Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc vào ngày 19/1/1974; danh sách quân nhân Việt Nam Cộng hòa thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 mãn nhiệm kỳ công tác được trở về đất liền nhận công tác tại Tiểu khu Quảng Nam vào năm 1970; Phiếu trình của Bộ Nội vụ gửi Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa về việc sáp nhập các đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào đơn vị hành chính nội địa (ngày 25/1/1973)...

Cũng theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc "Những tài liệu tương tự như thế của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn rất nhiều, chúng ta mới chỉ công bố chỗ này chỗ kia một một phần mà thôi. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu, luận văn, luận án khai thác một phần tư liệu liên quan tới chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn lịch sử này, nhưng trong thực tế chưa có những nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc".

"Điều quan trọng nhất, những tư liệu đó nói lên rằng, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam, và được tất cả nhà nước Việt Nam, các thể chế chính trị khác nhau, thuộc tất cả các giai đoạn lịch sử trong nhiều thế kỷ liên tục đều trách nhiệm và tâm huyết gìn giữ, khai thác và bảo vệ" - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.

Kiên Trung (bài và ảnh)

Theo VietnamNet